Phương Pháp Nuôi Cá La Hán Hết Nhát

Nhưng ngược lại, có một số đông người lại tỏ ra thích thú với những chú cá hung hăng, hiếu chiến này. Hễ gặp kẻ lạ léo lánh đến xâm phạm lãnh thổ là nó liền phùng mang trợn mắt, lao mình tới truy đuổi ngay, và khi tóm được thì ra sức cắn xé tàn bạo và nếu gặp con mồi vừa miệng là nuốt chửng ngay không thương tiếc!

Nhưng, có ai ngờ rằng loài cá dữ dằn, hiếu chiến này cũng có lúc phải "so vai rụt cổ" nhút nhát do quá khiếp sợ như bất kỳ giống cá nào! "Mà một khi đã sợ hãi thì nó chỉ lo lẩn trốn, ẩn núp vào một xó kẹt nào đó trong hồ, trong khi màu sắc trên mình trở nên nhợt nhạt, các sọc đen lại xuất hiện trông chẳng khác nào con cá Lia thia bị "rót" lủi đầu trốn chạy vì đã thua!

Gặp một con cá La hán nhút nhát như vậy chắc chủ nuôi nào cũng buồn lòng, và cố tìm mọi phương pháp để cố vực lên tính hung hăng, hiếu chiến vốn có của nó sớm trở lại bình thường. Điều này xét ra không khó, nhưng trước hết ta phải cố tìm rõ nguyên nhân vì đâu khiến con cá La hán đó lại trở nên nhút nhát như vậy. Có tìm được đúng bệnh mới tìm ra phương thuốc chữa dứt bệnh.

Thường có hai trường hợp cá La hán nhút nhát như vậy:

Loài cá cũng giống như loài chim, rất dị ứng với môi trường sống khác lạ. Đang được sống yên ổn trong môi trường quen thuộc với chất lượng nước cũng như nhiệt độ, ánh sáng và cả chế độ dinh dưỡng... gần như ngày nào cũng giống ngày nào, nay đột nhiên tất. cả những thứ quen thuộc đó đổi thay tất cả, thì bảo sao chúng không bị sốc cho được?

Bạn đừng thắc mắc tại sao con cá La hán tại nhà người bạn, hay bày bán tại cửa hàng cá cảnh dạn dĩ là vậy, hung hăng hiếu chiến là vậy, nhưng, khi đem về nhà mình nó lại trở thành con cá La hán nhút nhát đến nỗi thân nhợt nhạt xuống màu và chạy sọc đen, tiêu tan cả khí thể dũng mãnh vốn có trước đây của nó?

Bạn cũng đừng thắc mắc tự hỏi tại sao sáng nay, tại cửa hàng bán cá cảnh, con cá này có cách ăn mồi hùng hổ là vậy, nhưng từ khi mua về nhà nó lại tỏ ra lơ là với thức ăn do mình cung cấp?..

Ban sẽ còn phải thắc mắc với nhiều điều khác nữa ở con cá La hán mới "tậu" về của mình, trong môi trường sống mới không thân thiện với nó, cho đến khi nào tự bạn tìm đúng được câu giải đáp...

Bản tính hung hăng hiếu chiến là một lẽ, nhưng khi đã bị đối thủ lớn con hơn, mạnh sức hơn tấn công và ra sức truy đuổi đến cùng thì.. rốt cuộc nó cũng bị kinh hổn khiếp vía! Một khi con cá đã bị sợ sệt thì trông bộ dạng nó chẳng khác nào... con cá chết! Màu sắc trên mình nó sẽ nhợt nhạt dần, cục bướu trên đầu vài ngày sau cũng xẹp dần, và nhất là dáng bộ thất thần trông tội nghiệp!

Ngay khi ta lỡ tay làm con cá vuột ra khỏi tay rơi xuống đất, dù ngay sau đó nuôi lại trong môi trường cũ nó cũng đủ "thất đởm kinh hồn", sinh ra nhút nhát..

Con cá đang sống trong môi trường quen thuộc, nó cảm thấy rất an toàn và thân thiện với nó, dù đó là ở cửa hàng cá kiểng lúc nào cũng ồn ào náo nhiệt, lời ra tiếng vào của biết bao nhiêu người mua kẻ bán. Vì quen với cảnh tượng đó rồi nên nó cảm thấy tự tin và dạn dĩ. Nay, ta mua con cá đó về nuôi trong một hồ mới, với chất lượng nước khác lạ, nhiệt độ nước và ánh sáng cũng khác lạ, thì bảo sao nó không bị sốc! Con cả khi đã sợ thì dù đói cũ ng đâu màng đến ăn uống, nhất là thức ăn mà chủ mới cung cấp lại có mùi vị khác lạ đối với nó! Ngay con chim, con thú đánh bẫy được ở rừng đem về nhà nuôi cũng vậy, chúng cũng tỏ ra sợ sệt và bỏ ăn. Vì vậy, nếu ta không biết cách thuần dưỡng chúng thì chỉ mấy hôm sau đó chúng bị kiệt sức mà chết vì đói khát.

Mặt khác, để tránh cho con cá mới về khỏi bị sốc nặng trước môi trường sống mới rất nhiều lạ lẫm với nó, thời gian một vài tuần lễ đầu ta nên dùng cạc tông vây kín bốn phía vách hồ để tạo sự yên tỉnh cần thiết cho nó. Sau đó, ta mới hé dần các tấm che chắn ra để cá quen dần với cảnh tượng xung quanh...

Con cá La hán một khi bị "rót" trước đối thủ mạnh bạo hơn nó, thì sự nhút nhát của nó phải nói là đáng thương hại. Nếu bị thương tật lại càng tệ hại hơn. Loại cá "rót" này dù được nuôi lại trong môi trường sống cũ, cũng phải mất nhiều thời gian dưỡng nuôi mới giúp nó lấy lại được sự tự tin, để dạn dĩ như trước.

Việc cần làm trước hết là che chắn hố nuôi của nó trong một thời gian để tạo sự yên tĩnh, và cũng để cho nó có thời gian để dưỡng thương.

Khi thấy màu sắc con cá đã tươi tắn hơn trước, và có phần dạn dĩ hơn trước, ta mới áp dụng một trong ba phương pháp sau đây để vực dần sự tự tin trong nó và giúp nó hiểu chiểu đúng với bản năng vốn có của loài cá La hán:

Phương pháp 1 làm cá La hán hết nhát

Hãy thả vô hồ một con cá chép hay một con cá La hán (thứ không đạt chuẩn, rẻ tiền) để chúng sống chung với cá La hán bị nhát. Tất nhiên con cá nuôi chung này phải có thân mình nhỏ hơn, yếu sức hơn để ngay từ phút đầu tiếp xúc, con cá nhát có cảm giác an toàn để vượt qua sự sợ hãi con cá nhỏ kia nữa thì nó tự tin hơn, dạn dĩ hơn và không sớm thì muộn tính hung dữ trong nó sẽ trỗi dậy và truy sát con kia đến cùng.

Phương pháp 2 làm cá La hán hết nhát

Đặt dựa vào vách hồ một tấm kính soi mặt nhỏ để con cá nhát thỉnh thoảng nhìn thấy hình dáng của chính nó trong đó. Có thể trong những giờ đầu nó sẽ né tránh, nhưng sau đó do thấy... con trong kiếng không có gì đáng sợ nên nó bớt nhát dần và sung lên... Thế rồi, thỉnh thoảng đôi ba ngày ta cho cá nhìn vô kiếng một vài giờ để củng cố dần sự tự tin trong nó tăng lên. Cho đến khi nào nó "nhận" ra con cá trong kia là kẻ thù xâm nhập vào lãnh địa của nó để thưO 01;i môi ra cấn mổ thỏa thích.. Đó là lúc ta đã thành công.

Phương pháp 3 làm cá La hán hết nhát

Dùng một tấm kiểng để ngăn đôi cái hồ, bên này là con cá nhát, và bên kia là một con đồng loại với nó (có thể là cá mái) với thân mình nhỏ hơn để tạo cơ hội cho con cá nhát không phải sợ hãi, lại tự tin để dân phục hồi lại tính hung dữ, hiếu chiến của nó...

Có thể bạn không cần dùng tấm kính để ngăn đôi hồ cá mà đặt một hồ khác bên cạnh hồ cũ với khoảng cách gần chừng 50m đến 100om. Bên trong hồ mới này thả một vài con cá nhỏ hơn con cá nhát kia, để tạo cho nó cơ hội tốt ra oai với mấy con nhỏ mà sung dần..

Next Post Previous Post