Kỹ Thuật Nuôi Cá Đối Mục Thương Phẩm
Vị trí ao nuôi cần đảm bảo được nguồn nước tốt và đầy đủ. Nơi có biên độ triều 2-3 m để dễ dàng thay nước. Nước có độ mặn 10-35 ‰. Ngoài ra nếu có nguồn nước ngọt thì quá tốt để sử dụng khi cần thiết như ổn định độ mặn ao nuôi. Ao nuôi cá đối mục tốt nhất là ao đất và diện tích mặt nước lớn.Ao nuôi tiện lợi giao thông và an ninh tốt. Cần tránh nơi sóng gió mạnh, hay nơi dễ xói lỡ. Tránh nơi ô nhiễm nước thải nô ng nghiệp hay công nghiệp.
Đảm bảo các yếu tố môi trường:
Độ mặn: 10-35 ppt
Nhiệt độ nước: 20-31 độ C
pH: 7,5-8,5
Chất đáy: cát bùn, bùn cát, bùn pha sét.
Ao nuôi thường có hình chữ nhật
Diện tích: 500-10.000 m2.
Độ sâu: 1,2-1,5 m nước
Ao có bờ chắt chắn, cống cấp và thoát nước riêng
nước lấy vào phải qua lưới lọc Cần chuẩn bị ao kỹ trước khi nuôi. Các công tác bao gồm tháo cạn nước ao, phơi ao, nạo vét đáy ao, diệt tạp, bón vôi và bón phân gây màu. Diệt cá tạp bằng saponin với lượng 10 kg/1.600 m2. Bón vôi 7-10kg/1.000m2. Sau khi cho nước vào 30-40 cm thông qua lưới lọc mịn, cần bón phân gây màu bằng phân gà 1-2 tấn/ha để tạo mùn bã hữu cơ và thức ăn tự nhiên cho cá hay bón phân vô cơ với lượng 22 kg (NPK 18-46-0)/ha; 50 kg (16-20-0)/ha; hay 25 kg (16-20-0) cùng với 25 kg (0-20-0)/ha.
13;Sau 5-7 ngày, nước sẽ có màu xanh thì tiến hành thả giống.
Giống thả vào ao nuôi thịt phải đồng đều về kích thước (5-10 cm) không bị bệnh tật, xây xát, bơi lội hoạt bát, có màu sáng, tươi.
Thả giống:
Nuôi đơn, sau khi lấy nước vào 5 - 7 ngày nước có màu xanh tiến hành thả giống nuôi, giống thả với mật độ 2- 4 con/m2.
Nuôi ghép, cá đối mục thường được nuôi ghép với các đối tượng khác như cá măng, cá chẽm. Ở Hong kong, Đài loan và Isael, cá đối được nuôi ghép với cá chép Trung quốc và cá đối là đối tượng chính. Mật độ thả nuôi lên tới 10,000-15,000/ha (cá có kích thước 7.5cm) với 1000-2000 cá chép Trung quốc. Khi đã lớn. hơn (12cm) cá đối được thu tỉa còn lại khoảng 3500con/ha. Năng suất thu được từ 2500-3500kg/ha. Ở Đài Loan cá đối được nuôi ghép với cá m& #259;ng (2000con/ha), cá chép trung quốc (3250 con/ha) và cá chép (500 con/ha) ở mật độ 3000con/ha.Ngoài ra cá đối còn được nuôi ghép với cá rô phi, cá chép và cá mè. Mỗi ha ao, đầm thả 2.500 con cá chép, 1.500 con rô phi và 1.000-2.000 con cá đối.
Hiện tại cá đối mục có thể nuôi ghép với tôm, tôm là đối tượng chính nhằm mục đích tận dụng thức ăn thừa và các chất dinh dưỡng từ chất thải của tôm, cải thiện môi trường, nâng cao năng suất và thu nhập. Mật độ thả tôm 20 post/m2, cá đối 0.5-1 con/ m2.
Mặc dù cá có khả năng sống trong môi trường nước ngọt cũng như nước lợ, nhưng dể bị sốc khi thay đổi độ mặn và nhiệt độ đột ngột, do đó khi vận chuyển cá về cần cho nước ao vào dụng cụ chứa cá từ từ để cá quen dần với nhiệt độ và độ mặn đến khi nào nước ao và dụng cụ chứa cá ngang bằng nhau thì mới thả xuống ao.
Trong điều kiện nuôi ngoài việc bón phân kích thích sự phát triển của tảo làm thức ăn tự nhiên cho cá đối, bón phân chuồng như phân gà, heo hàng tuần 500 kg/ha. Chúng còn có thể được cho ăn bổ sung với cám gạo,bột ngô, bánh dầu đậu phộng, đậu nành hoặc bột đậu phộng tỷ lệ 3- 5% trọng lượng cá mỗi ngày.
Cho ăn 2 lần /ngày, vào lúc 7h sáng , 17h chiều.
Khi cho cá ăn cần tạo phản xạ bằng tiếng động để tập trung cá thành đàn, đúng thời điểm và vị trí cho ăn.
Định kỳ phối trộn thêm các vitamin C (7-10g/1kg thức ăn), khoáng vào thức ăn, nhằm giúp cho cá tăng cường sức đề kháng.
Trong quá trình nuôi, hằng ngày phải kiểm tra các yếu tố môi trường
Trong quá trình nuôi cần chú ý thường xuyên quan sát hoạt động của cá,màu nước để kịp thời xử lý (thay nước hoặc sữ dụng vi sinh để làm sạch môi trường (EMC:1lit/1000m2), giảm thức ăn,). Mỗi tuần kiểm tốc độ tăng trưởng của cá (chài kiểm tra) để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Theo dõi tình trạng sức khỏe, các bệnh lý để có biện pháp xử lý kịp thời.
Do phải duy trì màu nước, thức ăn tự nhiên cho cá đối mục, hai tuần nên thay nước một lần
Sau một năm cá đối mục nuôi chuyên canh có thể đạt trọng lượng 400g – 600g, nuôi ghép có thể đạt trọng lượng 700g – 900g/con. Lúc này tiến hành thu hoạch. Có thể thu một lúc bằng cách tháo cạn nước và dùng lưới kéo bắt cùng một lần để bán hoặc là thu tỉa hằng ngày bằng cách bủa lưới.
á đối mục rất ít bệnh, chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh trên đối tượng này. Trong quá trình nuôi, thông thường chỉ thấy xuất hiện lở loét trên thân do xây xát, trường hợp này nên sử dụng KMnO4 nồng độ: 5 – 10ppm bôi trực tiếp lên chỏ bị lở loét.
Nguồn: Sở khoa học & Công nghệ Quảng Bình